Chicken soup for the soul tập 4 – Phần 2 cung cấp nhiều chuyện hay cho bạn
Chicken soup for the soul tập 1 – Phần 2
Chicken soup for the soul tập 4 – Phần 1
Chicken soup for the soul tập 3 – Phần 2
Ông ấy đâu phải là cha dượng của con
Mẹ tôi mất khi tôi chỉ vừa mới 8 tuổi. Mọi người trong gia đình, ai nấy cũng đều rất đau buồn. Tôi khi đó còn rất nhỏ nhưng cũng đủ để hiểu được rằng sự mất mát ấy là quá sức chịu đựng của mình. Thời gian thấm thoát trôi nhanh, nỗi đau cũng dần nguôi ngoai.
Rồi cha tôi gặp cô Cathy. Cô ấy đã có hai con nhỏ tên là Megan và Griffin. Cả hai đều rất đáng yêu và tôi đã yêu mến chúng ngay từ lần đầu tiên gặp mặt. Chính bản thân tôi còn không nhận ra là tôi yêu quý chúng nhiều đến mức nào.
Một năm rưỡi sau đó, cha kết hôn với cô Cathy. Hai rất yêu thương nhau. Tại lễ cươi, cô bé Megan xúng xính trong chiếc áo đầm trắng xinh làm phù dâu còn nhóc Griffin trông “Chững chạc” hẳn với bộ đồ vest tí hon dành cho “chàng rể phụ”, tôi lại một lần nữa nhận ra mình yêu mến hai bé Megan và Griffin biết bao.
Sau đám cưới, chúng tôi vẫn thường xuyên phải di chuyển qua lại giữa nhà tôi và nhà cô Cathy, cho đến khi tìm được một căn nhà đủ lớn cho cả đại gia đình mới này – đó là điều đương nhiên mà mọi thành viên của cả hai gia đình đều mong muốn. Một tối nọ, chúng tôi cùng sang nhà cô Cathy và lần lượt từng người hôn tạm biệt cô trước khi ra về. Megan và Griffin cũng đòi được ôm hôn mẹ chúng. Griffin là người cuối cùng. Sau khi cậu bé hôn cô Cathy, mẹ cậu bảo với con: “Này Grif, con hôn tạm biệt cha dượng một cái đi nào”.
Và Griffin tỏ ta giận dỗi khi đáp lại lời mẹ: “Cha đâu phải là cha dượng! Đó là cha con cơ mà!”.
Vẫn luôn bên con
Billy và Kay dường như khó mà tin được những gì chúng vừa nghe thấy. Cả ba và mẹ đều cho phép hai đứa được tự do khám phá công viên trò chơi suốt cả buổi sáng ư? Điều này hầu như nằm ngoài sức tưởng tượng của cả Billy lẫn nhóc tì Kay.
Tại sao lại như vậy? Điều đó có nghĩa là chúng có thể chạy khắp công viên, nhanh bao nhiêu tùy thích, chơi hết trò chơi này đến trò chơi khác. Có nghĩa là chúng có thể tham gia bất kì trò nào chúng thích – trò nào trước cũng được – và bao nhiêu lần cũng được. Ôi, thật là tự do làm sao!
Nhưng chỉ với một điều kiện duy nhất: hai anh em phải luôn đi chung với nhau và cả hai phải có mặt ở trung tâm mua sắm vào đúng 12 giờ trưa. Billy và Kay chỉnh lại đồng hồ của chúng cho khớp giờ với đồng hồ của ba, rồi nhanh chóng chạy đến biến đi để bắt đầu cuộc chơi của mình. Hai anh em đã có một buổi sáng thật tuyệt vời! Chúng thậm chí còn quay trở về trung tâm mua sắm sớm hơn vài phút để nghỉ ngơi đôi chút. Không mệt sao được khi chúng cứ chạy nhảy liên tục khắp nơi.
“Kay này, em nghĩ mình có nên kể lại với ba mẹ về người đàn ông đáng sợ đi theo chúng ta lúc nãy không?“Billy hỏi.
“Không”, Kay trả lời, “Đừng làm mẹ phải lo lắng”.
“Vậy anh nghĩ em có nên thú nhận với ba là em đã để quên một trong những món quà lưu niệm mà em đã mua ở gần chỗ chơi trờ chơi cuối cùng không?” Kay hỏi.
“Không,” Billy đáp. “Nếu là anh, anh sẽ không nói”.
“Nhưng anh vẫn không thể rin được ba mẹ lại để cho tụi mình tự do khám phá hết mọi trò thú vị suốt cả ngày buổi sáng như vậy đâu, Kay a!” Billy thở dài và nhún vai.
“Em cũng vậy,” Kay đáp. “Em nghĩ chắc ba mẹ cho rằng anh em
mình đã lớn rồi.”
Cũng vừa lúc đó, ba mẹ bọn trẻ xuất hiện. “Hai đứa đi chơi có vui không nào?” người mẹ hỏi và ra vẻ rất tò mò.
“Rất vui ạ!” Kay trả lời mẹ một cách hào hứng.
“Có điều này chắc các con không tin đâu,” người cha vừa nói vừa cầm một cái túi nhỏ đưa về phía bọn trẻ. “Khi ba mẹ tình cờ đi ngang qua một trong những khu trò chơi ở đây thì thấy có ai đó đã bỏ quên cái này đằng sau một chiếc xe. Nó khá là đẹp đấy chứ”.
Giây phút quan trọng
Alex được dịp ra khỏi thị trấn, trong một chuyến công tác cho tòa soạn báo nơi anh đang làm việc. Thật ra, anh cũng đang mong có dịp được thoát khỏi cái văn phòng ngột ngạt cùng một núi công việc gia đình của mình.
Buổi chia tay gia đình trước chuyến công tác của anh diễn ra không mấy suôn sẻ. Deanne, vợ Alex, cứmãi lo lắng vềviệc một mình phải gánh vác tất cảtrách nhiệm trong nhàkhi anh đi xa, còn Alex lại quábận rộn nên không nhận thấy sự lo âu của vợ.
Khi mọi thứ còn đang rất bề bộn thì Matthew, đứa con trai 8 tuổi của họ, đến hỏi ba nó xem liệu ba có về kịp xem buổi hòa nhạc của lớp thằng bé vào tối thứ Năm tuần tới hay không. Alex trả lời con: “Rất tiếc, con trai à, ba phải đi công tác xa nên có lẽ không về kịp được đâu”. Vàanh chỉ nói với con như thế mà thôi.
Anh mau chóng chào tạm biệt mọi người và rời khỏi nhà. Trong chuyến công tác xa thị trấn này, Alex và người thợ nhiếp ảnh của tòa soạn sẽ phải làm một cuộc hành trình đến đèo Columbia ở khu vực sông Columbia. Lúc họ tiến gần đến hẻm núi, Alex đểýquan sát tất cả những người đang chơi lướt sóng và cảnhững du khách đi tàu. Thật là một cuộc sống lý tưởng. Thảnh thơi. Không phải lo lắng. Cũng chẳng vướng bận trách nhiệm. Alex chợt tự hỏi mình đã sai lầm ở điểm nào – làm sao anh có thể bỏ lỡ một cuộc sống tốt đẹp như vậy?
Đêm cuối cùng của chuyến công tác, khi ngồi một mình trong căn phòng của khách sạn, đột nhiên Alex cảm thấy vô cùng trống vắng, một cảm giác như làmình không thuộc vềmột nơi nào cả- không phải ởnhà, chẳng phải ở đây hoặc bất cứ nơi nào khác cả. Những điều mà trước đây dường như rất quan trọng đối với anh – Thượng đế, hôn nhân, con cái, công việc – giờ đây như đang trôi ra khỏi cuộc đời anh.
Và rồi, Alex thoáng nhìn thấy trong valy của mình một tấm thiệp màu xanh nằm bên dưới mấy bộ quần áo đã được vợ sắp xếp rất ngay
ngắn. Tấm thiệp đó là của Deanne. Trên đó có ghi: “Em sẽ mãi mãi yêu anh”, anh nhìn tấm thiệp và cả nét chữ quen thuộc của Deanne mà thấy lòng mình se lại. Trong phút chốc, Alex biết rõ mình thuộc về nơi nào.
Ngày tiếp theo, sau một cuộc phỏng vấn kéo dài cho phần tin tức đặc biệt của tờ báo và mốt chuyến hành trình vội vã và về nhà, Alex hối hả chạy đến buổi hòa nhạc của Matthew, và may thay, anh đến nơi vừa kịp lúc. Lúc anh lao vào hội trường tìm chỗ ngồi, Deanne đứng bật dậy đón anh trong sự nhạc nhiên xen lẫn vui mừng, rồi dẫn anh đến ghế ngồi của họ. Chị đã đặt trước hai chỗ ở hàng ghế thứ hai, “chỉ để phòng hờ thôi”, chị từng nhu thầm khi làm điều đó.
Khi ban nhac diễu hành trên khán đài Matthew nhìn thấy cả ba và mẹ đang ngồi cạnh nhau, cậu bé liền vẫy tay thật nồng nhiệt để chào họ. Alex nhận ra con, bèn đứng dậy và vẫy tay lại, cốt là để khích lệ nó trong phần biểu diễn sắp tới. Đoạn anh quay sang Deanne và nói với nụ cười còn giữ nguyên trên khuôn mặt: “Được về nhà mình thật là hạnh phúc!”.
Thái độ là tất cả
Nếu tất cả các ký tự từ A đến Z trong bảng chữ cái tiếng Anh lần lượt có giá trị như sau: A là1, B là 2, C là 3… Bạn hãy đoán xem, điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống có thể đem lại thành công cho mỗi chúng ta?
Tiền bạc (Money) ư? Không phải. Xem nào:
MONEY = M + O + N + E + Y = 13 + 15 + 14 + 5 +25 = 72% Tri thức (Knowledge) ư? Không phải, vì:
KNOWLEDGE = 96%
May mắn (Luck) ư? Không phải, vì:
LUCK = 47%
Tình cảm (Love) ư? Không phải, vì:
LOVE = 54%
Năng lực lãnh đạo (Leadership) ư? Không phải, vì:
LEADERSHIP = 89%
Hãy làm việc cật lực (Hard work)? Cũng không, vì:
HARD WORK = 98%
Bạn hãy nhìn chữ này nhé:
ATTITUDE (Thái độ) = 1 + 20 + 20 + 9 + 20 + 21 + 4 + 5 = 100%
Vâng, thái độ chính là yếu tố quyết định tất cả. Nếu thay đổi thái độ, bạn cũng sẽ thay đổi cuộc sống của mình. Hãy nhớ rằng cuộc sống bạn tùy thuộc vào chính thái độ của bạn mà thôi
Thế giới ngày mai thuộc về những người có tầm nhìn hôm nay.
– Robert Schuller
Brian
Brian là một cậu bé bảy tuổi. Cậu là người hay mơ mộng và luôn làm cho cô giáo của mình tức giận. Cô giáo của cậu lại là một người rất nghiêm khắc.
Một hôm, Brian đến trường trễ một tiếng đồng hồ. Ngay khi cậu vừa đến lớp, cô giáo của cậu vội ra khỏi lớp học, xuống văn phòng trường, và gọi điện thoại cho mẹ Brian. “Hôm nay Brian đi học trễ một tiếng đồng hồ,” cô giáo nói. “Tôi gần như hết chịu nổi rồi!”
Cả ngày hôm đấy, mẹ Brian hết sức lo lắng. Cuối cùng, Brian cũng về đến nhà.
“Brian, có chuyện gì xảy ra ở trường vậy con?”
“Con đi học trễ. Cô giáo của con rất giận.”
“Mẹ biết rồi. Cô ấy đã gọi điện cho mẹ. Mà chuyện gì đã xảy ra vậy?”
“Dạ,” Brian bắt đầu kể lại câu chuyện của mình, “Chắc trước đó trời có mưa. Con thấy có rất nhiều sâu ở khắp hai bên vỉa hè”. Cậu ngưng lại một lúc, rồi nói tiếp: “Con biết các em nhỏ sẽ giẫm lên chúng, nên con cố đem bỏ chúng lại vào trong những cái lỗ.”
Cậu ngước nhìn mẹ: “Con mất rất nhiều thời gian để làm việc đóvì chúng không chịu đi, mẹ ạ!”.
Người mẹ ôm cậu vào lòng. “Mẹ yêu con lắm, Brian à!” bànói.
Chúng ta chỉ có thể học cách yêu thương bằng tình yêu thương.– Iris Murdoch
Chicken soup for the soul tập 4 – Phần 2 – Những mong đợi lớn lao
Pete Rose, một vận động viên bóng chày nổi tiếng, người mà tôi chưa từng gặp bao giờ, thế mà anh đã dạy tôi một bài học rất quý giá, đã làm thay đổi cả cuộc đời tôi.
Hôm đó, Pete Rose được phỏng vấn trên truyền hình về việc luyện tập của anh để năm đó có thể phá kỷ lục cao nhất từ trước đến nay của Ty Cobb, một vận động viên bóng chày nổi tiếng khác. Một phòng viên mạnh miệng hỏi anh một câu cắc cớ: “Pete, anh chỉ cần 78 cú đánh để phá kỷ lục. Vậy anh có nghĩ mình sẽ phải đánh bao nhiêu gậy để đạt cái đích trúng 78 cú không?”.
Không chút do dự, Pete nhìn người phóng viên nọ và thản nhiên trả lời: “78”.
Tay phóng viên vẫn chưa chịu buông tha Pete, lớn tiếng hỏi lại: “Thôi nào, Pete! Không lẽ anh nghĩ rằng mình có khả năng đánh 78 gậy sẽ trúng cả 78 hay sao?”.
Rose bình tĩnh chia sẻ triết lý của mình với cả đám đông phóng viên đang nóng lòng chờ đợi lời giải thích của anh trước sựkhẳng định có vẻ hơi khoác lác ban nãy. “Mỗi lần bước vào vị trí phát bóng, tôi luôn mong đợi mình sẽđánh trúng. Nếu tôi không mong đợi đánh trúng, ngay lúc đầu tôi đã không có tư cách bước ra sân đầu tiên như thế này rồi!”
“Nếu tôi ra sân mà chỉ hy vọng đánh trúng một gậy,” anh nói tiếp, “có lẽ tôi chẳng cần phải cầu nguyện mới đánh trúng được. Chính sự mong đợi tích cực đã giúp tôi thực hiện được chính xác tất cả những cú đánh của mình ở vị trí đầu tiên như vậy”.
Khi ngẫm lại triết lý sống của Pete Rose và suy nghĩ xem nên làm cách nào để áp dụng nó vào thực tiễn, thú thực, tôi cảm thấy hơi bối rối. Là một doanh nhân, tôi vẫn hy vọng mình có thể đạt được những chỉ tiêu kinh doanh đã đặt ra. Là một người cha, tôi hy vọng mình luôn biết làm như thế nào đàn ông đã kết hôn, tôi hy vọng mình là một người chồng tốt.
Thực tế, cho đến bây giờ, tôi vẫn là một doanh nhân có đủ năng lực, một người cha không đến nỗi tệ và một đức lang quân có thể chấp nhận được. Ngay lập tức, tôi tự xác định với mình rằng, chấp nhận được chưa hẳn làđủ! Tôi muốn trởthành một doanh nhân thật thành công, một người cha thật gương mẫu và một người chồng thật sự tuyệt vời.
Xa xa dưới ánh nắng mặt trời, có những hoài bão cao vời của tôi. Có thể tôi không với tới chúng được, nhưng tôi có thể ngước nhìn và ngắm vẻ đẹp của chúng, tin tưởng và cố gắng theo đuổi chúng.
Bức ảnh vô giá
Một ông lão dáng người thấp bé bước vào cửa hàng, trên tay là một khung ảnh bằng nhựa tổng hợp màu xanh lá đã sờn cũ với hình một đôi vợ chồng trẻ bên trong. Cái khung đã hư và phần giữa phía sau khung ảnh cũng bị mòn rách. Hình như ai đó đã cố dùng keo để dán các miếng vỡ lại nhưng không được. Sợ rằng khung hình sẽ ngày càng hư thêm, ông lão đã mang nó đến cửa hàng sửa khung ảnh.
Người thợ đóng khung ảnh trả lời rằng không thể sửa được cái khung đó. Tôi có thể cũng không giúp được gì, nhưng do thoáng nghe được lời yêu cầu của ông lão nên tôi dợm hỏi liệu mình có thể xem qua tình trạng của cái khung ấy hay không. Dù chưa chắc mình là sẽ làm gì, nhưng tôi vẫn xin phép ông được giữ lại khung ảnh đến ngày hôm sau. Ông lão thở dài đồng ý rồi ngập ngừng trao khung ảnh ấy cho tôi. Ông còn cúi chào mọi người trước khi bước ra khỏi cửa hàng.
Quay trờ lại với nhiệm vụ quan trọng của mình, tôi cẩn thận gỡ bỏ phần keo cũ khô cứng và dùng keo mới dán các mảnh vỡ lại. Tiếp theo, tôi kẹp thêm một miếng nẹp phụ và sửa mặt ngoài cho đẹp bằng cách dán chéo một miếng băng lên đó.
Ngày hôm sau, ông lão thấp bé đó đến cửa hàng và tôi trao lại cho ông chiếc khung ảnh đã được sửa chữa. Nhìn ông, tôi nói: “Cháu sửa miễn phí cho ông đấy, ông ạ!”. Tôi đã tự bỏ tiền túi để mua vật liệu sửa giúp ông lão. Ông dường như rất ấn tượng với tài khéo léo của tôi, và rồi ông bật khóc. Ông chỉ vào bức hình và kể: “Đây làvợtôi, bàấy vừa mới qua đời! Vợ tôi đã phải liên tục gắn cái khung hình này lại trong suốt thời gian còn sống, lần đầu tiên nó bị vỡ là vào năm 1920 đấy cô ạ! Tôi cứ sợ nó sẽ bị hư luôn, thật tình thì tôi cũng không biết phải làm sao nữa, nó cũ quá rồi mà”.
Nghe vậy, tôi không sao ngăn được nước mắt, tôi nói: “Bất cứ khi nào cần, xin bác cứ ghé qua cửa hàng chúng cháu”. Lúc bước ra cửa, ông lão chậm rãi nói: “Tôi sẽkhông bao giờ quên cô đâu, cô Christine à”.
Ông lão ấy đã bước vào cuộc đời tôi đúng thời điểm tôi đang cảm thấy bất ổn về công việc hiện tại của mình và có ý định bỏ việc. Chính ông đã giúp tôi nhận ra nơi mình cần đến và mục tiêu thực sự của cuộc đời tôi là gì. Với tôi, đó là một lời chúc phúc chân thành xuất phát từ một trái tim tràn ngập yêu thương mà tôi chưa từng nhận được trước đó.
Điều mà ông lão có vóc người thấp bé đó đã làm cho tôi có một ý nghĩa lớn lao khiến tôi không thể nào diễn tả hết được. Cuối năm đó, với những nỗ lực không ngừng trong công việc của mình, tôi nhanh chóng được đề bạt lên vị trí quản lý với mức lương cao hơn. Tôi nghiệm ra rằng, đôi khi, Thượng đế mang đến cho cuộc đời chúng ta một người nào đó vì một lýdo nào đó. Tôi thậm chí còn không biết họ tên ông lão, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh một ông lão có vóc dáng nhỏ bé với khung ảnh cũ sờn nhưng quý giá, đã dạy cho tôi một bài học làm người sâu sắc.
Hãy dành thời gian cho những người quanh mình cho dù đó là một việc nhỏ nhoi.
Vui vẻ phục vụ
Tất cả những điều tôi học được về công việc kinh doanh đều từ cha tôi vào một buổi chiều tại cửa hàng đồ nội thất của ông ở New Era, bang Michigan. Năm ấy tôi mới 12 tuổi.
Tôi đang quét nhà thì một bà lão bước vào cửa hàng. Tôi hỏi cha xem liệu mình có thể phục vụ bà ấy được không. “Đương nhiên là được chứ con,” ông trả lời.
“Bà cần chi ạ?”
“Này cậu, tôi có mua một chiếc ghế trường kỷ ở cửa hàng của cậu. Chân của nó vừa mới bị long ra. Tôi muốn biết khi nào cậu sẽ đến sửa nó cho tôi đây?”
“Bà mua nó khi nào ạ, thưa bà?”
“Khoảng 10 năm trước.”
Tôi nói lại với cha rằng bà ấy tưởng chúng tôi sẽ sửa chữa chiếc ghế cũ kỹ của bà ấy miễn phí. Nhưng cha bảo tôi cứ nói với bà ấy rằng buổi chiều hôm ấy chúng tôi sẽ đến.
Sau khi bắt vít xong cái chân ghếmới vào chiếc trường kỷ cũ của bàlão ấy, chúng tôi chào bà rồi ra về. Lúc ngồi trên xe trở về cửa hàng, cha hỏi tôi: “Chuyện gì làm con khó chịu vậy, con trai?”.
“Ba biết là con muốn học đại học mà. Nếu cha con mình cứ chạy xe lòng vòng để sửa chữa mấy cái ghế cũ miễn phí như thế này, chúng ta sẽ phá sản mất!”
“Dù sao đi nữa, con cũng phải học công việc sửa chữa ấy cơ mà. Vả lại, con đãbỏ qua một điều quan trọng nhất rồi đấy, con biết không? Con đã không để ý nhìn nhãn hiệu của cửa hàng sản xuất trên chiếc ghế khi chúng ta lật nó lên. Bà ấy mua nó từ của hiệu Sears.”
“Ý ba là chúng ta đã làm không công cho bà ấy và bà ấy thậm chí cũng chẳng phải là khách hàng của mình sao?”
Cha nhìn vào mắt tôi vànói: “Giờ thì bà ấy đã là khách hàng của mình rồi, con trai ạ!”.
Hai ngày sau, bà lão ấy quay lại cửa hàng của chúng tôi và mua thêm một số đồ nội thất mới trị giá hàng ngàn đô la. Lúc chung tôi giao hàng,
bà lão đặt lên chiếc bàn ở nhà bếp một cái lọ chứa đầy tiền lẻ, bạc các năm đồng, mười đồng, hai mươi đồng, năm mươi đồng và một trăm đồng.
Kể từ ngày hôm ấy đến nay, tôi đã làm công việc kinh doanh được 30 năm. Trong suốt khoảng thời gian đó, tôi đã có được những thành công gần như ởmức cao nhất trong mọi lĩnh vực kinh doanh, bởi tôi luôn cư xử với từng khách hàng của mình bằng tất cảsự tôn trọng.
Những cơ hội lớn để chúng ta giúp đỡ nhau hiếm khi xuất hiện, nhưng những cơ hội nhỏ để ta làm điều đó lại ở quanh ta mỗi ngày.
– Sally Koch
Chicken soup for the soul tập 4 – Phần 2- Món quà từ trái tim
Khi tôi còn là một thiếu niên, có lẽ khoảng 13 tuổi, mẹ đã dạy tôi một bài học rất quý giá mà tôi chẳng bao giờ quên được. Một ngày nọ, lúc chúng tôi đang mua tạp hóa ở một cửa hàng nhỏ, thì tôi để ý thấy một gia đình khác cũng vừa bước vào cửa hàng như chúng tôi.
Trông có vẻ đó là một bà mẹ, một cô con gái và một đứa cháu nhỏ. Họ trông khá tươm tất dù quần áo đã cũ sờn, và rõ ràng là họ chẳng lấy gì làm giàu có cả. Họ đẩy chiếc xe đẩy đi khắp cửa hàng, cẩn thận và cân nhắc lựa chọn từng món hàng. Tôi để ý thấy hầu hết những món hàng họ mua đều là những mặt hàng tầm thường và thực phẩm thiết yếu cho một gia đình.
Mẹ và tôi mua sắm đã xong, cả hai bèn đẩy xe hàng đi thẳng đến quầy tính tiền. Lúc chúng tôi đến đó, gia đình nọ đã có mặt từ trước, cùng với một người khách hàng đang đứng ở giữa, ngay trước chung tôi, chờ đến lượt mình tính tiền.
Khi nhìn gia đình họ đặt hàng hóa lên băng chuyền, tôi nghe bà mẹ luôn miệng nhờ người thu ngân tính tổng số tiền khi mỗi món hàng được đưa qua máy, bởi bà cần phải dành tiền chi phí cho nhiều việc khác nữa. Việc làm này hơi mất thời gian một chút, và người khách đứng trước tôi bắt đầu tỏ ra mất kiên nhẫn thấy rõ, thậm chí bà ta còn càu nhàu những điều mà tôi đoán chắc là ai cũng có thể nghe được.
Khi cô thu ngân đưa ra tổng số tiền cuối cùng, người đàn bà nọ đã không có đủ tiền mặc dù đã lục hết các túi quần, túi áo. Vì thế , bà ấy trả bới lại vài món thực phẩm đã muc. Ngay lúc ấy, mẹ tôi cho tay vào ví, lấy ra tờ 20 đo la cuối cùng của mình và trao cho người đàn bà nọ. Bà ấy tỏ vẻ rất nhạc nhiên và nói: “Tôi không thể nhận được đâu!”. Mẹ tôi nhìn thẳng vào mắt bà, khẽ đáp: “Không sao đâu, chị có thể nhận nó mà. Xin hãy xem đó như một món quà cũng được. Chẳng có món đồ nào trong chiếc xe đẩy mà chị không cần cả, vì vậy xin chị hãy vui lòng nhận”.
Người phụ nữ đó không khỏi xúc động khi nghe mẹ tôi nói chân thành như thế, bà đưa tay ra nhận lấy tờ bạc. Lúc đó, bà nắm chặt tay mẹ tôi một lúc và nước mắt lăn dài trên má, bà xúc động nói với mẹ tôi: “Cảm ơn cô rất nhiều. Cô thật tốt bụng. Trước nay chưa từng có ai đối xử với tôi tốt như thế cả! Tôi thật lòng rất biết ơn cô”.
Tôi biết mình đã rời khỏi cửa hàng với đôi mắt đỏ hoe, và đó sẽ là điều mà tôi mãi mãi gìn giữ trong lòng mình. Bạn biết không, ba mẹ tôi đã phải nuôi dại sáu đứa con và bản thân họ cũng không lấy gì làm giàu có. Thế nhưng, tôi rất láy làm hạnh phúc để nói rằng mình đã được thừa hưởng từ mẹ một trái tim nhân hại. Nhờ có mẹ, tôi đã biết sống không ích kỷ, và tôi tin rằng đi khắp thế gian này cũng không tìm được cảm giác nào tuyệt với hơn thế nữa đâu!