Một đĩa cơm nóng

Chicken soup for the soul tập 5 – Phần 2

Chicken soup for the soul tập 1 – Phần 2

Chicken soup for the soul tập 3 – Phần 2

Chicken soup for the soul tập 4 – Phần 2

 

Chicken soup for the soul tập 5 – Albert

Chăm sóc các bệnh nhân mới bị đột quỵ trong bệnh viện là một công việc có thể đưa người ta đến hai thái cực hoặc có tất cả, hoặc chẳng được gì. Bởi các bệnh nhân hoặc thường hết sức mang ơn khi được cứu sống hoặc chỉ muốn chết. Chỉ cần nhìn thoáng qua người bệnh là ta biết tất cả.

Albert đã dạy tôi rất nhiều về chứng đột quỵ.

Chicken soup for the soul tập 5 - Phần 2
Một buổi chiều, trong khi đang đi dạo loanh quanh các phòng bệnh tôi gặp ông đang nằm co tròn như một bào thai. Đó là một ông già trông như đã cạn hết sức sống, xanh xao, có cái nhìn như một người chết, đang vùi nửa đầu dưới tấm chăn. Ông ấy không hề nhúc nhích khi tôi tự giới thiệu và cũng chẳng nói gì khi tôi hối ông ta ăn tối.

Một người phục vụ tại phòng y tá cho tôi biết một số thông tin về ông. Ông chẳng còn người thân nào cả và cũng đã cao tuổi lắm rồi. Vợ ông đã qua đời cách đây 30 năm, còn năm người con trai cũng đã bỏ rơi ông.

Có lẽ tôi sẽ làm gì đó để giúp ông. Là một y tá đã ly hôn, tuy thấp người và hơi quá khổ một chút nhưng khá xinh xắn và đang tránh né những người đàn ông mà công việc không đòi hỏi phải tiếp xúc, tôi có thể giúp được ông. Tôi bắt đầu “ve vãn”.

Ngày hôm sau, tôi mặc một chiếc áo đầm trắng, không phải là bộ đồng phục y tá thường ngày. Tôi đến phòng Albert – căn phòng không mở đèn và các màn cửa đều được buông xuống.

Albert la hét đuổi các nhân viên ra ngoài. Tôi kéo ghế lại ngồi gần giường ông ta, bắt chéo đôi chân quyến rũ của mình, nghiêng đầu và nở một nụ cười hết sức duyên dáng.

“Hãy để mặc tôi. Tôi muốn chết.”

“Anh làm như thế là có tội đó. Phụ nữ độc thân chúng tôi còn đầy ra cả đấy!”

Trông ông có vẻ bực mình. Tôi cứ luyên thuyên về việc tại sao tôi thích làm công việc ở phòng phục hồi chức năng, bởi nó khiến tôi phải theo dõi bệnh nhân có đạt được tối đa tiềm năng của họ không. Ông cũng chẳng hé lấy một lời.

Hai ngày sau trong buổi họp giao ban, tôi được biết Albert đã hỏi thăm khi nào thì đến ca trực của tôi. Người y tá được giao trông nom ông đã ngầm bảo ông là “bạn trai” của tôi và đồn đại khắp bệnh viện. Tôi cũng chẳng tranh cãi về chuyện đó. Bên ngoài phòng bệnh, tôi bảo mọi người đừng quấy rầy “Albert của tôi”.

Chẳng bao lâu sau, ông bắt đầu chịu cử động. Ông ngồi ở mép giường để tăng sức chịu đựng khi ngồi và tập giữ thăng bằng. Ông đồng ý tập vật lý trị liệu nếu tôi quay lại chuyện trò.

Hai tháng sau, Albert lên khung tập đi. Đến tháng thứ ba, ông tập đi bằng gậy. Vào những ngày thứ sáu, chúng tôi thường tổ chức liên hoan ngoài trời chúc mừng những bệnh nhân xuất viện. Albert và tôi đã cùng nhảy theo giọng ca của nữ ca sĩ Edith Piaf. Ông nhảy không được lả lướt, nhưng ông luôn là người dìu bước tôi. Chúng tôi rất bịn rịn khi phải từ biệt nhau.

Rồi theo mùa hoa hồng, hoa cúc và những bông đậu Hà Lan ngọt ngào đua nhau nở rộ. Albert xuất viện và trở lại làm vườn như trước.

Một buổi chiều nọ, một phụ nữ mặc áo thêu hoa oải hương trông thật đáng yêu đến bệnh viện và yêu cầu được gặp “người phụ nữ được coi là mất nết”.

Người giám sát gọi trong khi tôi đang dở tay lau giường.

“Ra là cô đây à. Chính cô là người phụ nữ đã nhắc cho Albert của tôi nhớ rằng anh ấy là một người đàn ông đấy ư!” Cô ta nghiêng đầu cười tươi và trao cho tôi một tấm thiệp cưới.

– Magi Hard

Tôi chỉ là một, nhưng tôi vẫn là một người; tôi không thể làm tất cả mọi thứ, nhưng chí ít tôi cũng làm được một việc nào đó; và vì tôi không thể làm tất cả mọi việc, nên tôi sẽ chẳng từ chối làm những gì mình có thể.

 

– Edward Everett Hale

 


Hãy tin rằng bạn có thể

“Đến giờ tập luyện rồi”, tôi gọi lớn. Bọn trẻ cười rúc rích rồi xếp hàng thẳng tắp trước những tấm thảm xanh. Megan lê những bước chân nặng nề và lẳng lặng đứng vào phía cuối hàng. Cô bé mới chỉ tám tuổi, bằng tuổi tôi khi tôi mới bắt đầu làm quen với các bài tập nhào lộn.
Chicken soup for the soul tập 5 - Phần 2
Tôi cho cả lớp khởi động bằng bài tập uốn người, nhào lộn nhiều vòng liên tục và giữ thăng bằng trên hai tay. Bọn trẻ đã rất thuần thục bài tập này từ nhiều tháng trước đây. Đã có hai bé gái và một bé trai có thể tự nhào lộn ngược ra phía sau trong khi Megan vẫn phải tập giữ thăng bằng trên hai tay và việc nhào lộn có thể sẽ phải mất thêm một thời gian nữa

Tôi đỡ lấy mắt cá chân Megan khi cô bé lộn người chống hai tay xuống đất. Trong khi kiểm tra độ thăng bằng cơ thể của Megan, tôi luôn nhắc cô bé phải thẳng chân, cố gắng thẳng người với sàn nhà và chú ý thu cằm vào. Khi cô bé mất thăng bằng, tôi tiếp tục hướng dẫn và chúng tôi bắt đầu làm lại một lần nữa. Mỗi lần Megan đứng dậy tôi lại tìm cách ngợi khen sự cố gắng của cô bé , đại loại như “Những ngón chân của con duỗi thẳng ra mới xinh làm sao!”, “Con đã thẳng chân hơn những lần trước rồi” hay “Động tác thực hiện của con vừa rồi là dứt khoát nhất từ trước đến giờ ”.

Một lần trước khi bắt đầu giờ học, bố của Megan muốn nói chuyện với tôi. Trông ông có vẻ không được vui và tôi cũng không đoán được ông định nói gì với tôi.

“Tôi đang định cho Megan nghỉ học”, bố Megan nói với tôi. “Vì sao vậy? Tôi đã làm gì không phải ư?”, tôi hỏi lại ông.

Bố Megan đặt tay lên vai cô bé như để che chở và nói “Megan không thể bắt kịp các bạn trong lớp và tôi không muốn vì nó mà cả lớp phải chờ đợi”.

Khi ông nói ra những điều này, tôi có thể nhận thấy nét mặt đau khổ của ông. Megan lầm lũi nhìn xuống đất như thể cô bé chỉ muốn tan biến đi khỏi thế giới này.

“Tôi nghĩ ông đang quyết định sai lầm”, tôi nói. “Megan cần lớp học này, và có lẽ cô bé còn cần lớp học này hơn tất cả những học sinh khác.

Tôi đã khởi đầu sự nghiệp không phải với tư cách là một vận động viên từng bảy lần vô địch quốc gia, mà tôi bắt đầu sự nghiệp của mình khi tôi mới vừa tròn tám tuổi, bằng tuổi với Megan bây giờ. Huấn luyện viên Igor của tôi, từng nói: ‘Có những em rất có khiếu, nhưng cũng có em giống trường hợp Christine. Cô bé được mỗi cái siêng năng’. Mỗi khi nhìn Megan tôi lại thấy hình ảnh của chính mình. Cô bé tập luyện rất chăm chỉ.”

“Thưa ông, có thể con gái ông sẽ chẳng bao giờ thắng được một cuộc thi tài nào, cũng có thể sẽ không bao giờ tham gia thi đấu nhưng tôi xin hứa một điều rằng nếu Megan luôn cố gắng và luôn tin vào khả năng của mình thì điều đó còn quan trọng hơn việc đoạt được bất cứ huy chương vàng nào. Tôi đặt niềm tin vào Megan. Tôi tin Megan có thể đạt được những gì cô bé đặt ra cho mình, dù có thể hơi chậm đôi chút.”

Khi tôi nói những điều đó, Megan ngước nhìn tôi. Cô bé rơm rớm nước mắt và nở một nụ cười như những nụ hoa đang bắt đầu hé nở.

Cha của cô bé ôm chầm lấy tôi và nói khẽ : “Cám ơn cô. Cám ơn cô rất nhiều”. Ông quay sang Megan và bảo: “Con gái của bố , hãy mặc đồng phục vào đi con. Đã đến giờ học rồi đấy!”.

Cuối cùng Megan cũng đã thực hiện được động tác nhào lộn cũng như nhiều kỹ năng khác dù có hơi chậm. Điều quan trọng hơn cả là cô bé không còn nép mình ở phía cuối hàng nữa. Kể từ ngày đó, mỗi khi tôi bảo bọn trẻ xếp hàng trước giờ tập luyện, Megan đều hăng hái chạy lên đứng ngay đầu hàng.

– Christine Van Loo

 

Nếu bạn nghĩ mình có thể thì bạn sẽ làm được.
Và nếu bạn nghĩ rằng mình không thể thì bạn đã đúng. 

– Mary Kay

Chicken soup for the soul tập 5 – Hãy dám tưởng tượng

Khi mọi người thấy tôi ra tranh giải Đại hội thể thao Olympic thế giới, họ nghĩ rằng tôi hẳn phải là một
vận động viên điêu luyện, nhưng sự thật không phải thế. Tôi không phải là người mạnh nhất, không phải là người tiếp thu các bài rèn luyện nhanh nhất cũng không phải là người chạy nhanh nhất. Với tôi, trở thành một vận động viên Olympic không phải là phát triển năng khiếu điền kinh tự nhiên, mà thật ra, đó là hành động thuộc về ý chí.
Hãy dám tưởng tượng
Tại đại hội Olympic 1972 ở Munich, tôi là một thành viên trong đoàn năm môn phối hợp của đội tuyển Mỹ, nhưng thảm kịch xảy ra cho các vận động viên Israel cộng với chấn thương nơi mắt cá chân của tôi đã khiến lần tranh tài đó trở nên vô cùng chán nản. Tuy nhiên, tôi đã không bỏ cuộc, thay vào đó tôi tập luyện không ngừng và cuối cùng tôi cũng đủ tiêu chuẩn cùng đội tuyển Mỹ tham gia tranh tài tại Thế vận hội 1976 ở Montreal. Kết quả cuộc thi lần này vượt xa sự mong đợi, tôi hồi hộp khi được xếp hạng 13. Nhưng tôi vẫn cảm thấy mình có thể làm tốt hơn.

Trước khi Olympic 1980 diễn ra một năm, tôi sắp xếp để tạm dừng công việc của một huấn luyện viên ở trường đại học. Tôi tính rằng “24 giờ luyện tập mỗi ngày” trong suốt 12 tháng sẽ giúp tôi có khả năng sắc bén cần thiết để mang một tấm huy chương về cho đội nhà. Mùa hè năm 1979, tôi bắt đầu chuỗi ngày tập luyện gian khổ cho kỳ thi tuyển chọn vận động viên tham dự Olympic, sẽ tổ chức vào tháng 6 năm 1980. Tôi đã vô cùng phấn chấn về sự chú tâm tập luyện và sự tiến bộ đều đặn của tôi hướng đến mục tiêu hằng ấp ủ của mình.

Nhưng tháng 11 năm đó, một khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua đã xảy đến với tôi. Trong một lần bị tai nạn xe hơi, tôi bị chấn thương thắt lưng. Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên do nhưng trước mắt tôi phải ngừng tập luyện vì mỗi khi cử động tôi lại đau đớn vô cùng. Rõ ràng, tôi sẽ phải từ bỏ giấc mơ tham dự Olympic nếu không tiếp tục luyện tập. Ai cũng tỏ ra nuối tiếc cho tôi – tất cả mọi người, trừ tôi.

Thật kỳ lạ là bản thân tôi chẳng bao giờ tin rằng trở ngại này sẽ làm tôi chùn bước. Tôi tin tưởng các bác sĩ và những nhà vật lý trị liệu sẽ sớm giúp tôi hồi phục và rồi tôi sẽ luyện tập trở lại. Tôi luôn khẳng định rằng: mình đang khá hơn mỗi ngày và sẽ là một trong ba người đứng đầu ở kỳ thi tuyển chọn vận động viên cho Olympic lần này. Điều đó hiển hiện trong đầu tôi từng giây từng phút.

Tuy nhiên, sức khỏe của tôi tiến triển rất chậm và các bác sĩ vẫn không cho phép tôi tập luyện trong khi đang còn điều trị. Thời gian trôi qua, tôi vẫn còn đau và không thể cử động được. Chỉ còn vài tháng nữa thôi, tôi phải làm điều gì đó, nếu không tôi biết mình sẽ chẳng bao giờ đạt được điều mà tôi ấp ủ bấy lâu. Thế là tôi đã bắt đầu luyện tập theo cách duy nhất tôi có thể: bằng cái đầu của mình.

Cuộc thi năm môn phối hợp bao gồm 5 thể thức thi đấu, cả trên đường đua lẫn trên sân: 100 mét vượt rào, ném tạ, nhảy cao, nhảy xa và cuối cùng là chạy nước rút 200 mét. Tôi đã đi lùng tất cả các phim nói về những người từng giữ kỷ lục thế giới 5 môn này mang về nhà và xem đi xem lại. Đôi lúc, tôi cho đoạn băng chạy chậm hay xem từng cảnh một, đến khi nào chán tôi xem ngược lại đoạn băng cho vui. Tôi đã ngồi xem hàng trăm giờ, học hỏi và nghiền ngẫm. Những lần khác tôi nằm dài trên đi-văng và hình dung chi tiết từng phút trong cuộc thi. Tôi biết có người nghĩ tôi điên, nhưng tôi không dễ dàng bỏ cuộc. Tôi cố gắng luyện tập hết sức mình -mà không hề phải vận động một cơ bắp nào.

Cuối cùng, các bác sĩ cũng chẩn đoán ra vấn đề của tôi là do một đĩa đệm ở xương sống phình ra. Giờ đây, tôi hiểu tại sao mình đau đớn mỗi khi cử động, nhưng tôi vẫn chưa thể luyện tập được. Sau đó , khi có thể đi lại được chút đỉnh, tôi đến đường đua của sân thi đấu và nhờ người dựng lên các nội dung của năm môn tôi phải tranh tài. Dù không thể thực hành, tôi vẫn đứng tại đường đua và hình dung trong đầu tất cả mọi quy trình luyện tập thể lực mà lẽ ra tôi đã trải qua nếu như tôi được có mặt vào những ngày tập luyện. Trong nhiều tháng liền, tôi không ngừng tưởng tượng đến cảnh mình thi đấu và khẳng định năng lực tại kỳ thi tuyển chọn.

Nhưng liệu chỉ tập luyện trong tâm trí thôi thì có đủ không? Tôi có thật sự đủ năng lực để lọt vào tốp ba người giỏi nhất ở kỳ thi tuyển chọn vận động viên tham dự Olympic này không? Tôi tin vào điều đó bằng cả trái tim mình.

Trước khi cuộc tuyển chọn thật sự diễn ra, tôi cũng vừa kịp hồi phục để tham dự. Do cẩn thận trong các động tác khởi động làm nóng cơ bắp và gân cốt, nên tôi đã vượt qua năm thể thức như trong mơ. Sau đó, khi đi ngang qua sân thi đấu tôi nghe tiếng nói trên loa phóng thanh thông báo tên mình.

Tôi như muốn ngừng thở, dầu đã tưởng tượng đến điều đó cả ngàn lần trong đầu. Trong lòng tôi, một ngọn sóng hân hoan trong lành dâng trào khi phát thanh viên công bố: “Hạng nhì 5 môn phối hợp Olympic 1980 – Marilyn King!”.

– Marilyn King

Bác sĩ nói rằng tôi không thể đi lại được nữa nhưng mẹ tôi bảo rằng tôi có thể vì thế,tôi tin vào mẹ.

 

– Wilma Rodoiph


“Người phụ nữ nhanh nhất hành tinh”, đạt 3 huy chương vàng tại thế vận hội Olympics 1960.

 


Không bao giờ bỏ cuộc

“Phim chụp MRI cho thấy anh phải ngồi xe lăn, Jason à”, vị bác sĩ nói bằng giọng nghề nghiệp dành cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. “Anh cũng sẽ không giữ được thị lực, còn bàng quang của anh có thể không kiểm soát được.”
Không bao giờ bỏ cuộc
Những lời đó như gáo nước lạnh dội vào vợ chồng tôi. Lúc ấy tôi 27 tuổi và mắc phải căn bệnh đa xơ cứng. Tôi đã muốn đối mặt với tin xấu đó, nhưng tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là biến khỏi phòng mạch ngay lập tức. Vị bác sĩ này chẳng hé mở tia hy vọng nào cả và còn đang làm chúng tôi thêm sợ hãi. Tôi trộm nhìn Tracy, vợ tôi bắt đầu thút thít. Tôi quàng tay qua an ủi người bạn đời thân thiết của mình. Chúng tôi lí nhí chào bác sĩ rồi vội vã ra về.

Tôi làm trong ngành xây dựng cùng với bố tôi, người sở hữu công ty. Chúng tôi xây dựng nên những tòa nhà cao ngất, công việc khá vất vả và nó đòi hỏi người thợ phải dẻo dai trong nhiều giờ liền. Nhưng tôi rất yêu thích công việc của mình. Tôi đã từng đi trên những thanh thép mỏng hồi mới 14 tuổi; và có lẽ chỉ những khi tôi ở tại công trình xây dựng, tôi mới cảm thấy thân thuộc như đang ở nhà mình hơn bất cứ đâu. Cha đã dạy tôi tất cả những cách thức làm việc.

Giờ đây, tôi không thể chịu nổi ý nghĩ mình sẽ khiến cho ông phải thất vọng. Sau khi đưa Tracy về nhà, tôi nói rằng có việc phải ghé qua văn phòng, nhưng thật ra tôi muốn đến một nơi mà tôi đã biết từ rất lâu rồi.

Tôi ngồi trên băng ghế của nhà thờ, cảm thấỵ tràn ngập trong lòng những kỷ niệm tuổi thơ. Tôi nhắm nghiền mắt và lo lắng cầu nguyện. “Lạy Chúa, con không lo gì cho mình, nhưng con sợ sẽ làm vợ và gia đình con thất vọng. Họ đã trông mong vào con rất nhiều. Con cầu xin Người hãy giúp con vượt qua thử thách này”, tôi thì thầm.

Tôi đứng dậy ra về, trong lòng hy vọng những lời nguyện cầu của mình sẽ được đáp lại. Nếu có lúc nào đó tôi phải giữ vững niềm tin, thì đó chính là lúc này.

Vài tuần sau, trong mục thể thao của tờ báo địa phương đăng một bài về một người đàn ông tên Pat. Điều này như một phép màu bé nhỏ đến với tôi. Pat là một huấn luyện viên tại trường cao đẳng của tiểu bang, anh đã chiến thắng căn bệnh đa xơ cứng bằng một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

Cuối cùng tôi cùng đã tìm được người đồng cảnh ngộ, cùng căn bệnh và có lẽ cùng chung những nỗi hồ nghi và sợ hãi như tôi. Pat và tôi đã gặp nhau, trò chuyện hàng giờ về các loại thực phẩm bổ sung, vitamin và chế độ luyện tập. Nhưng có tám chữ vẫn văng vẳng trong đầu tôi là “Cậu làm được mà, Jason. Đừng bỏ cuộc”.

Tôi bắt đầu chế độ ăn kiêng đặc biệt và tập những bài tập dành riêng cho các bệnh nhân đa xơ cứng, và tôi tuyệt đối tuân theo chế độ đó.

Cũng có nhiều ngày trôi qua một cách u ám. Đó là những ngày tôi phải nhờ Tracy giúp tôi mặc quần áo. Trong những ngày ấy, Tracy rất tuyệt vời, luôn yêu thương và nâng đỡ tôi – điều mà tôi đang rất cần. Tôi thấy mình thật may mắn. Dần dần, bệnh tật của tôi hồi phục rõ ràng. Theo thời gian, những lời nói của vị bác sĩ ngày nào dường như xa thăm thẳm.

Cuối cùng thì tôi cảm thấy đã sẵn sàng thiết lập một mục tiêu cho mình.

Thử thách xuất hiện dưới hình thức rèn luyện thân thể. Hồi còn học trung học và cao đẳng, tôi đã từng chơi đá bóng và cũng chẳng lạ gì với phòng tập cử tạ. Tôi siêng năng luyện tập 6 ngày trong tuần với một huấn luyện viên. Anh ta hướng dẫn tôi theo nhiều cách thức cử tạ khác nhau. Mục tiêu của tôi là ra tranh giải trong một cuộc thi thể hình.

Vài tháng sau đó, bao công sức rèn luyện cuối cùng cũng đã đưa tôi đến một cuộc thi với phần trình diễn trong ba phút. Tôi nhận ra mình đang đứng trước một khán phòng chật kín người xem.

Tôi đã hoàn tất màn trình diễn của mình -gập cơ, duỗi cơ và phô diễn hình thể mà tôi đã dày công khổ luyện mới đạt được – rồi đi ra. Trong khi chờ ban giám khảo tính điểm, tôi trông thấy gia đình mình cùng bạn bè đang ngồi ở hàng ghế thứ tư. Khi các giám khảo thông báo tôi xếp thứ sáu, lòng tôi trào dâng niềm hãnh diện lẫn thư thái. Lúc cúi chào khán giả, tôi trộm liếc nhìn về phía gia đình mình, tất cả họ đều đang đứng dậy vỗ tay hết mình chúc mừng tôi.

Trước khi chúng tôi đến một nhà hàng gần đó để ăn mừng, cha tôi đến bên, quàng cả hai tay lên vai tôi và nói: “Jason, cha rất tự hào về con. Với cha, con là nhất”.

Rồi cha nhìn thẳng vào mắt tôi: “Chúng ta xây dựng những nền tảng trong kinh doanh, nhưng cha muốn nói với con rằng, những nền tảng thực sự của cuộc sống chính là gia đình”.

Lúc đó, tôi ôm chặt cha và nhìn thấy Tracy đang ra dấu chúc mừng thành công của tôi, nàng nở một nụ cười tươi và rạng rỡ.

Giờ đây, tôi và Tracy đã trở thành những người cha người mẹ đáng tự hào của hai cô con gái nhỏ của chúng tôi. Chúng quý giá hơn nhiều so với những gì chúng tôi hăìng tưởng tượng. Và mỗi ngày tôi đều nhớ đến lời cha:

“Nền tảng thật sự của cuộc đời chính là gia đình”.

– Jason Morin

 

Cơ hội thường ngụy trang dưới lớp áo bất hạnh và thất bại nhất thời.

 

– Napoleon Hill

 


Lúc đó tôi 37 tuổi

Nhiều năm qua, bạn đã chứng kiến nhiều người làm việc đó:

Những đứa con ngồi bên vệ đường, ăn bữa trưa của chúng trong lúc đợi xe buýt đến.
Lúc đó tôi 37 tuổi
Người chồng mà bạn muốn anh ấy tiếp tục con đường học vấn, thường phải đứng uống cà phê và ngủ mà vẫn phải cầm chiếc đồng hồ báo thức trong tay.

Bạn cũng từng thoáng chút ganh tị với chồng con mình và phải luôn tự nhủ: “Có thể năm tới mình sẽ đi học trở lại”. Thời gian cứ thế trôi qua, chợt sáng nay bạn ngắm nhìn mình trong gương, thở dài thất vọng: “Mình đã để bay xa mọi thứ. Mình đã quá già để có thể làm điều đó hay bắt đầu một công việc mới”.

Nếu thế, những trải nghiệm sau đây xin được dành cho bạn

Margaret Mitchell đoạt giải Pulitzer thể loại Tiểu thuyết với tác phẩm Cuốn theo chiều gió năm 1937. Lúc đó, bà đã 37 tuổi.

Margaret Chase Smith được bầu vào Thượng nghị viện Hoa Kỳ lần đầu tiên năm 1948, ở tuổi 49.

Ruth Gordon đoạt giải Oscar đầu tiên năm 1968 cho vai diễn trong bộ phim Đứa con của Rosemary. Năm đó, bà đã 72 tuổi.

Ở tuổi 31, Billie Jean King thể hiện tài năng nữ giới trong giải quần vợt Astrodome ở Houston khi đánh bại Bobby Riggs.

Bà Moses bắt đầu làm họa sĩ khi đã bước vào tuổi 76.

Anne Morrow Lindbergh đã từng là cái bóng của chồng mình cho đến khi bà bắt đầu đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống đối với mỗi người phụ nữ. Bà đã nêu những ý tưởng ấy của mình trong tác phẩm Quà tặng của đại dương vào năm 1955, ở tuổi 49.

Năm 47 tuổi, Shirley Temple Black được chọn làm đại sứ Ghana.

Năm 1969, Golda Meir đã được bầu làm Thủ tướng Israel. Năm đó bà vừa sang tuổi 71.

Barbara Jordan đã được chọn làm người phát ngôn cho Hội nghị Dân chủ quốc gia vào năm 40 tuổi.

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng những nhân vật kể trên chắc hẳn phải là những người khác thường, hoặc thể nào họ cũng phải có chút lợi thế nào đó trước khi khởi đầu sự nghiệp. Bạn cũng có thể nghĩ rằng hoàn cảnh của họ khi đạt được thành quả đó khác nhiều so với của bạn. Hoặc bạn cũng có thể giống như người phụ nữ mà tôi biết, suốt năm này sang năm khác vẫn ngồi nơi khung cửa bếp chứng kiến mọi người tất bật thực hiện mục tiêu của đời họ và rồi cũng thốt lên: “Bây giờ tới lượt mình”.

Vậy đấy, tôi nhận ra mọi thứ khi tôi đang ở tuổi 37.

– Erma Bombeck

 

Tuổi trẻ là món quà của tự nhiên. Nhưng tuổi tác lại là tuyệt phẩm của nghệ thuật.

 

– Helen M. Carral

 


Câu chuyện về một nhà văn

Điều kiện sinh sống tại London vào thế kỷ 19 đã khiến cho cậu bé 10 tuổi thật khốn khổ. Trong khi cha cậu bé đang tiều tụy dần trong ngục tù vì nợ nần thì ngày qua ngày, cậu bé cũng phải đối mặt với những đói khát đang cào cấu bao tử của mình. Để mưu sinh, cậu bé đã nhận việc dán nhãn chai trong một kho hàng tồi tệ, đầy những chuột. Cậu ngủ trong một căn gác tối tăm cùng hai đứa nhóc bụi đời khác, đêm đêm vẫn thầm mơ rằng một ngày nào đó mình sẽ trở thành nhà văn. Dù chỉ học đến lớp bốn, nhưng cậu bé vẫn rất tin vào khả năng viết lách của mình. Để tránh những tiếng cười nhạo của đám bạn, vào một đêm khuya nọ, cậu lẻn ra ngoài để gửi đi bản thảo đầu tiên trong đời mình.
Câu chuyện về một nhà văn
Hết bản thảo này đến bản thảo khác bị từ chối, nhưng rồi cuối cùng, một mẩu truyện của cậu cũng đã được chọn đăng. Tuy không được trả đồng nhuận bút nào, nhưng cậu cũng nhận được những lời khen ngợi từ vị chủ bút.Việc được thừa nhận khả năng khi câu chuyện đó được đăng đã thay đổi cuộc đời cậu bé. Giả sử vào lúc ấy không có bất kỳ sự khích lệ nào của vị chủ biên, hẳn cậu đã an phận làm một người công nhân lao động vất vả suốt đời gắn với cái nhà kho đầy chuột.

Bạn có thể đã nghe nói đến cậu bé ấy, tác giả của rất nhiều cuốn sách đem lại những cải thiện trong cách đối xử với trẻ em và người nghèo. Tên cậu là Charles Dickens, tác giả cuốn A Christmas Carol.

– Willy McNamara

Tôi có thể sống thêm hai tháng chỉ với một lời khen tặng.

 

– Mark Twain
Cảm ơn đã đọc rất vui khi các bạn chia sẽ bài viết cho mọi người xem

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *