Cách để tăng khả năng sáng tạo

Điểm pivot là gì? cách tính điểm Pivot và hiểu cách sử dụng nó

Điểm PIVOT POINT mỏ vàng của Jess Livermore, William O’Neil, Mark Minervini, những nhà đầu cơ huyền thoại, những phù thủy tài chính, giành cả tuổi thanh xuân để tìm ra điểm “PIVOT POINT”.

Người đầu tiên khám phá ra điểm PIVOTAL POINT là Jess Livermore được ông viết lại trong cuốn “How to trade in stocks”, và sau này được mô tả lại tại cuốn sách “Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán” và cuốn “Chết vì chứng khoán”. Theo jess, thị trường sẽ cho bạn một dấu hiệu tốt để bắt đầu giao dịch, nếu như bạn có đủ kiên nhẫn để chờ đợi nó – nó dĩ nhiên cũng sẽ cho bạn một dấu hiệu cảnh báo khi cần thoát ra khỏi thị trường. “Thành lũy không phải được xây dựng trong một ngày”, và sẽ chẳng có một biến động mạnh nào kết thúc trong một ngày hoặc cả một tuần. Cần thời gian để nó đi hết những quãng đường cuối của mình”.

Cách xác định điểm Pivot

Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, tính toán thời điểm mua bán là quan trọng nhất. Không bao giờ có giả định nếu cổ phiếu thay đổi, mà quan trọng là khi nào cổ phiếu tăng hay giảm giá, cái ông gọi là điểm then chốt.
Mốc thơi gian then chốt được được Jess Livermore chia làm 2 loại:

– Thứ nhất là mốc đảo chiều.

– Thứ hai là mốc cùng chiều.

Mốc đảo chiều đánh dấu việc thay đổi hoàn toàn hường vận động của thị trường, còn mốc cùng chiều xác nhận lại hướng thị trường.

Mốc đảo chiều không dễ xác định được. Đó là mốc thay đổi hướng cơ bản của thị trường, là thời điểm hướng vận động mới. Hướng vận động của cổ phiếu sẽ có sự thay đổi về cơ bản. Mốc đảo chiều báo hiệu cho ta thời gian giao dịch tối ưu. Nó thường đi kèm với hiện tượng tăng mạnh khối lượng giao dịch, khối lượng mua lớn và nhưng khối lượng bán vừa phải và ngược lại. Mốc đảo chiều thường xuất hiện sau khi thị trường vận động theo hướng dài hạn, đây là một trong những lý do rất cần sự kiên nhẫn để thành công (theo tôi hiểu đây là điểm tại đó thị trường cho ra tín hiệu đảo chiểu để tạo đỉnh, tạo đấy).

Mốc cùng chiều trong Pivot

Loại mốc này thường xuất hiện trong suốt quá trình vận động của thị trường, như là phản ứng tự nhiên của một cổ phiếu vận động theo một hướng xác định. Đây là loại mốc cung cấp thông tin đầu vào quan trọng về hướng vận động hiện tại, cơ hội để tăng vị thế, vì mốc này là sự xác nhận và đảm bảo cổ phiếu chắc chắn sẽ tiếp tuc vận động theo hướng của nó (theo tôi hiểu, đây là điểm xuất hiện khi thì trường điều chỉnh tự nhiên trong một xu hướng, theo lý thuyết Dow và sau này được Mark Minervini hoàn thiện trong cuốn “CÁCH TƯ DUY & GIAO DỊCH CỦA NHÀ VÔ ĐỊCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN (THINK & TRADE LIKE A CHAMPION).
Ứng dụng cụ thể mốc then chốt, Jesse tìm cổ phiếu được giao dịch ở mức giá thấp nhất mới được hình thành trong cả năm hoặc lâu hơn. Nếu đó là mốc giả, có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại (điểm phá vỡ giả), hoặc giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm và xác lập một mức thấp mới của chiều vận động.

Mốc then chốt đưa ra tín hiệu thời điểm nên tiến hành giao dịch và sẽ có lãi. Một nhà đầu tư cổ phiếu chuyên nghiệp cần phải kiên nhẫn vì để kết thúc một chu kỳ tự nhiên của cổ phiếu cần rất nhiều thời gian. Mốc then chốt dùng để dự đoán hướng vận động của cổ phiếu. Nếu sau khi qua điểm mốc then chốt, cổ phiếu vận động không đúng như dự đoán thì đây là dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý.

NHỮNG MÔ HÌNH GIÁ MÀ JESSE LIVERMORE THƯỜNG CHÚ Ý

Điểm pivot là gìJesse Livermore thích giao dịch các cổ phiếu đang có xu hướng rõ ràng. Ông không thích các cổ phiếu có giá ít biến động và không có xu hướng mạnh rõ ràng, như hình bên dưới

Giá cổ phiếu đi ngang

Mô hình giá là cái mà Jesse Livermore luôn tìm kiếm trên giá. Các Trader thường nhìn vào biểu đồ giá bằng cách đặt giá và thời gian, khối lượng trên 1 biểu đồ. Trong khi đó, Jesse Livermore lại không dùng biểu đồ. Ông chỉ nhìn các con số giá thôi. Các điểm xoay mấu chốt. Jesse Livermore viết “Bất cứ khi nào tôi cũng kiên nhẫn chờ thị trường đến các vùng mà tôi gọi là các điểm xoay mấu chốt – pivotal point – trước khi tôi bắt đầu trade. Tôi luôn kiếm được tiền nhờ kiểu này.

Hãy xem biểu đồ phía dưới.

cách tính điểm Pivot

Giá chạm 1 điểm xoay mấu chốt (đáy cũ)

Giá đang trong xu hướng giảm trước khi bật lên trở lại từ vùng đáy ở giá 40c. Đà tăng không thể giữ vững và sau đó giá giảm về 40c trở lại. 40c trở thành điểm mà Jesse Livermore gọi là điểm xoay mấu chốt. Một cú bật lên hay xuyên xuống vùng này sẽ được Jesse Livermore bắt lấy và giao dịch

Nếu giá sập xuống, ví dụ vùng 37c, Jesse Livermore sẽ bán ra. Ngược lại, nếu giá bắn lên 43c, ông sẽ mua. Ông sẽ quan sát giá cẩn thận sau khi mua vì vùng 49c – vùng đỉnh của đợt tăng trước – cũng là 1 điểm xoay mấu chốt. Nếu giá không thể vượt qua vùng 49c – ví dụ rớt xuống lại tầm 3c – ông sẽ thoát lệnh.

Jesse Livermore nói “Tôi không kiếm được nhiều lợi nhuận từ biến động nếu tôi không vào lệnh đâu đó ngay từ đầu của xu hướng đó. Và nguyên nhân là tôi đã bỏ lỡ nhiều lợi nhuận như là phần thưởng cho sự kiên nhẫn và dũng cảm giữ lệnh cho đến điểm cuối – và vượt qua được các đoạn hồi giá thường xảy ra trước khi xu hướng kết thúc”.

Phản ứng bình thường

Một khi giá cổ phiếu phá vỡ vùng giá – như ví dụ bên dưới, phá xuống dưới – Livermore sẽ bắt đầu vào lệnh. Như trường hợp này giá rớt xuống nên Jesse Livermore sẽ bán xuống.

 

Giá phá đáy vùng đi ngang

  • Jesse Livermore sẽ chú ý các dấu hiệu cho thấy xu hướng mới vẫn đang bình thường và vì vậy, ông tiếp tục đi theo xu hướng đó.
  • Jesse Livermore sẽ đợi các dấu hiệu. Tại điểm khởi đầu xu hướng, sẽ có khối lượng giao dịch cổ phiếu lớn bất thường.

Giá liên tục đi về 1 hướng trong vài ngày

Một phản ứng bình thường sẽ được quan sát – đó là khối lượng giao dịch sẽ giảm so với khối lượng giao dịch trong giai đoạn xu hướng trước đó, và giá có thể đi ngược xu hướng
Trong vòng 1-2 ngày xảy ra phản ứng bình thường, khối lượng giao dịch sẽ tăng trở lại và xu hướng cũng quay lại

Mô hình này lặp đi lặp lại và vì vậy cứ nắm lệnh thôi. Nếu có gì đó sai so với mô hình, đó là dấu hiệu cảnh báo. Nếu mô hình thất bại và giá đi ngược lại xu hướng nhiều, thời điểm chốt lệnh đã đến và bảo vệ lợi nhuận

Kết luận về phương pháp giao dịch của Jesse Livermore

Đây là một phương pháp thuần Price action. Jesse Livermore thường chọn các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự để giao dịch vì đây thường là vùng bắt đầu một xu hướng mới. Ông cũng kết hợp giao dịch Breakout vì breakout thường là điểm sinh ra xu hướng. Do giao dịch chứng khoán, Jesse Livermore chú ý đến Volume trong giai đoạn tăng và giai đoạn hồi để xem độ mạnh yếu của xu hướng. Ông tránh giao dịch vùng sideway.

Điểm Pivot Piont được Mark Minervini nhắc tới trong cuốn “Cách tư duy và giao dịch của nhà vô địch đầu tư chứng khoán”.

 Điểm Pivot là mức giá “yêu cầu hành động”. Tôi thường gọi là điểm mua tối ưu. Điểm mua Pivot xảy ra khi cổ phiếu tạo nên điểm phá vỡ để thiết lập đỉnh cao mới hoặc nằm dưới đỉnh cao nhất của cổ phiểu. Điểm Pivot hợp lý thể hiện sự hoàn thành vùng củng cố của cổ phiếu và chuẩn bị tăng giá mạnh. Nói cách khác, sau khi nền giá được hoàn thành, điểm Pivot được xem là điểm kích hoạt lệnh mua. Điểm Pivot đúng nên đi kèm với sự thu hẹp trong khối lượng, thường dưới mức khối lượng giao dịch trung bình.

Xem đồ thị của cổ phiếu DWG, liên tục tạo điểm Pivot Pion của Mark Minervini và cũng chính là điểm Pivot cùng chiều của Jesse Livermore. (chúng ta có thể thấy đây chính là mẫu hình tam giác thắt chặt).

 

 

Pivot và hiểu cách sử dụng nó

 

Đó là điểm mà O’Neil nói rằng: “Nếu bạn tìm ra được điểm Pivot từ một nền giá tốt, đừng vội vàng bán cổ phiếu đó. Có thể phớt lờ hướng dẫn chốt lãi 20-15% và nên nắm giữu lâu hơn vì cổ phiếu có thể tăng vọt vài trăm phần trăm hoặc vài lần”.
Chia sẽ những nụ cười cho người cùng hạnh phúc. Nhanh chia sẽ để mang lại nhiều niềm vui hơn.
Cảm ơn đã đọc rất vui khi các bạn chia sẽ bài viết cho mọi người xem

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *