Hiểu về giai cấp trong xã hội

Bạn sẽ không thể nhịn cười khi xem video này. và hiểu rỏ về phân chia giai cấp
trong xã hội.

Giai cấp là gì? Tìm hiểu nguồn gốc và kết cấu của giai cấp

Khi nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội, chúng ta thường nghe đến khái niệm giai cấp. Cụ thể, trong xã hội có giai cấp sẽ bao gồm giai cấp thống trị và giai cấp (tầng lớp) bị trị. Giai cấp bị trị bị giai cấp thống trị chiếm đoạt không chỉ là kết quả lao động, của cải xã hội mà còn bị áp bức cả về chính trị, xã hội và tinh thần. Dẫn đến sự đấu tranh giai cấp. Vậy giai cấp là gì? Nguồn gốc và kết cấu của giai cấp được hình thành như thế nào? Đấu tranh giai cấp ra sao? Hãy cùng Luận Văn 99 tham khảo bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!  Hiểu về giai cấp trong xã hội

Khái niệm về giai cấp là gì?

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, các giai cấp xã hội hình thành một cách khách quan gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất. Lê Nin đã định nghĩa về giai cấp trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” như sau: Giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Họ có sự khác nhau đối với tư liệu sản xuất, tổ chức lao động xã hội dẫn đến sự khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội. Giai cấp là một phạm trù mang tính lịch sử.

Nguồn gốc và kết cấu của giai cấp

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định, sự phân chia giai cấp xã hội thành giai cấp do các nguyên nhân về kinh tế. Theo đó, khi xã hội ngày càng phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại đã giúp cho năng suất lao động tăng lên dẫn đến sự phân công lại lao động như lao động chân tay, lao động trí óc,…Với các lực lượng này, chế độ làm chung ăn chung không còn thích hợp nữa mà được thay thế bằng các hình thức sản xuất chung. Các tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra trở thành tài sản riêng thay vì tài sản chung như trước. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và thay thế sở hữu cộng đồng. Chế độ tư hữu ra đời dẫn đến sự bất bình đẳng về tài sản từ đó xã hội phân hóa thành các giai cấp khác nhau gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Như vậy, cơ sở hình thành trực tiếp của giai cấp là từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

Giai cấp được hình thành theo hai con đường:

Đầu tiên, đó là sự phân hoá bên trong nội bộ công xã thành kẻ thống trị và người bị trị. Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc không bị giết mà bị biến thành nô lệ. Chế độ chiếm hữu nô lệ là chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử, tiếp đến là chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa được coi là bước phát triển cuối cùng và cao nhất về xã hội có giai cấp.

Nguồn gốc của giai cấp

Kết cấu giai cấp là gì? Mỗi kiểu xã hội sẽ có kết cấu xã hội – giai cấp riêng, mỗi kết cấu sẽ gồm 02 giai cấp cơ bản, một số giai không cơ bản và tầng lớp trung gian. Khi các hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế – xã hội khác thì kết cấu giai cấp cũng thay đổi theo. Trong đó: 02 giai cấp cơ bản là 02 giai cấp xuất hiện và tồn tại gắn liền với phương thức sản xuất thống trị của xã hội. Sự đối kháng giữa 02 giai cấp này thể hiện sự mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất. Bên cạnh giai cấp cơ bản là giai cấp không cơ bản, trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đó có thể là những nông dân có ít ruộng đất. Trong xã hội phong kiến là các giai cấp nô lệ và chủ nô là tàn dư của xã hội cũ. Trong xã hội tư bản, họ là những giai cấp địa chủ với tư cách là tàn dư, giai cấp nông dân. Tầng lớp trung gian là những tầng lớp trí thức làm công việc chủ yếu bằng trí óc. Họ không phải là một giai cấp và được hình thành từ những giai cấp khác nhau để phục vụ những giai cấp khác nhau. Phân tích về kết cấu giai cấp và sự biến đổi của giai cấp giúp ta hiểu địa vị, vai trò và thái độ chính trị của từng giai cấp đối trong cuộc vận động lịch sử, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh của thời đại ngày nay.

Đấu tranh giai cấp là gì?

Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp có lợi ích đối nghịch nhau. Đây là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội phân chia giai cấp. Đấu tranh giai cấp thúc đẩy sự phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng nhau. Thông qua quá trình đấu tranh giai cấp, sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ được giải quyết, sự chuyển mình từ một chế độ xã hội lỗi thời sang một chế độ mới cao hơn. Đấu tranh giai cũng đồng thời mang đến sự cải thiện của toàn bộ đời sống xã hội. Theo đó, khi quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ mâu thuẫn với lực lượng sản xuất và được biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng đại diện cho phương thức sản xuất mới và giai cấp bóc lột. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết bằng các cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp cách mạng và quần chúng bị bóc lột, đỉnh cao chính là cách mạng xã hội. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tạo điều kiện cho sản xuất xã hội phát triển từ đó thúc đẩy đời sống xã hội đi lên. Đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao ở thời kỳ cách mạng, là đòn bẩy để thay đổi hình thái kinh tế – xã hội. Do đó, đấu tranh giai cấp được coi là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp. Khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sản xuất,nó sẽ là xiềng xích của lực lượng sản xuất, dẫn đến các cuộc khủng hoảng phá hoại lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, sự khủng hoảng này không tự động được thay đổi mà cần được thực hiện thông qua các cuộc đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. Sự vận động nội tại của phương thức sản xuất quyết định sự phát triển của toàn bộ xã hội.

Giai cấp của giai cấp công nhân ở Việt Nam

Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử loài người. Đây là phương tiện tất yếu để giải phóng giai cấp, là điều tất yếu để giải phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị. Khi đấu tranh giai cấp phát triển dẫn đến cách mạng vô sản thắng lợi tại những khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản là điều kiện khách quan và chủ quan để giành chính quyền. Sau khi giành được chính quyền, đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân vẫn chưa kết thúc mà tiếp tục diễn ra phức tạp trong các điều kiện mới. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh của giai cấp công nhân thay đổi mục tiêu từ việc giành chính quyền sang củng cố chính quyền của nhân dân lao động để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh giai cấp từ trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội diễn ra một cách toàn diện trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa- tư tưởng và xã hội. Chủ nghĩa xã hội chỉ giành được thắng lợi khi giai cấp công nhân lãnh đạo quần chúng xây dựng thành công các phương thức sản xuất mới, đảm bảo chủ nghĩa xã hội tạo ra năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản (Theo Lênin). Ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong xã hội vẫn luôn tồn tại lâu dài các giai cấp và mâu thuẫn giai cấp. Do đó, đấu tranh giai cấp là thực tế khách quan không thể tránh khỏi. Đấu tranh giai cấp ở nước ta là cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức, giữa một bên là quần chúng lao động, các lực lượng xã hội với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, đoàn kết thống nhất do Đảng lãnh đạo và một bên là các thế lực thù địch, các phần tử chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc đấu tranh giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa cũng là biểu hiện của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa và các nhân tố dịch chuyển theo định hướng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc đấu tranh này vẫn diễn ra hằng ngày hằng giờ trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến tư tưởng và trật tự xã hội.

Cảm ơn đã đọc rất vui khi các bạn chia sẽ bài viết cho mọi người xem

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *