Quản lý tài chánh cá nhân
– xem rồi cười cả đời
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân theo như cách hiểu đơn giản nhất mà bạn có thể tiếp thu thì tài chính cá nhân là ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm,… Hoặc bạn cũng có thể hiểu tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất. Nó vừa giúp bạn sống thoải mái lại tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân rất quan trọng cho sự thành công mỗi người (Nguồn Internet)
Như định nghĩa có thể thấy tầm quan trọng của tài chính cá nhân với cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, việc quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu, khoản đầu tư của bạn. Một khi bạn quản lý tốt tài chính của mình từ việc kiểm soát chi tiêu đến kiểm soát vốn và các kênh đầu tư, đồng thời hạn chế tối giảm các rủi ro có thể gặp phải trong cuộc sống thì bạn và gia đình sẽ nhanh chóng đạt được mức tự do tài chính như mong muốn. Lúc đó, bạn sẽ có được cuộc sống thảnh thơi vô lo áp lực tài chính.
#1 Quản lý tài chính cá nhân để hiểu về tiền của mình
Quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hiểu về dòng tiền và nhận thức rõ về tình hình tài chính của mình hơn. Nhờ đó, bạn sẽ biết được mình có cần thêm nguồn thu nhập hoặc phải giảm chi tiêu hay không, hoặc khoản đầu tư nào phù hợp,…Bạn sẽ kiểm soát được cách thức hoạt động của đồng tiền của mình. Để thuận tiện và dễ dàng trong việc quản lý chi tiêu, bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu.
#2 Đảm bảo tài chính ổn định nhờ quản lý tài chính đúng đắn
Bên cạnh thu nhập từ việc đi làm kiếm tiền, hàng tháng bạn còn có những khoản chi tiêu. Do đó, để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính, chi tiêu hợp lí và có thể tiết kiệm từ thu nhập, bạn nên biết cách quản lý tài chính các nhân sao cho thật hiệu quả.
#3 Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân
quản lý tài chính cá nhân
Khi am hiểu về quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai như: mua nhà, mua xe, đầu tư tài chính,… Bên cạnh đó bạn cũng biết được khả năng và thời gian đạt được của những mục tiêu này.
#4 Chủ động tài chính trong mọi trường hợp
Khoản dự phòng vô cùng quan trọng đối với cá nhân và gia đình bạn. Giúp bạn chủ động tài chính trong mọi trường hợp bất ngờ như tai nạn, bệnh tật,…Do đó, việc lập kế hoạch và quản lí tài chính vô cùng quan trọng, mang lại sự an tâm cho bạn và người thân.
#5 Quản lý và hạn chế các khoản nợ
Các khoản nợ thật ra không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng việc có quá nhiều khoản nợ và quản lý nợ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Để hạn chế điều đó, bạn áo dụng cách quản lý tài chính cá nhân để tránh các khoản bội chi và có kế hoạch trả nợ hợp lí.
#6 Gia tăng tài sản của bạn
quản lý tài chính
Quản lý tài chính tốt giúp gia tăng tài sản của bạn (Nguồn: Internet)
Việc am hiểu về tài chính và lập các mục tiêu tương lai mà quản lý tài chính cá nhân mang lại, sẽ giúp bạn phát triển tài sản của mình nhanh chóng. Giúp bạn đầu tư đúng đắn, loại bỏ các khoản nợ không cần thiết, gia tăng khoản tiết kiệm.
#7 Quản lý tài chính cá nhân tốt giúp nâng cao mức sống
Kết quả của việc quản lý tài chính cá nhân đúng đắn sẽ giúp bạn gia tăng tài sản, ổn định tài chính và có các khoản dự phòng, an tâm hơn về cuộc sống. Từ đó bạn có các khoản dư dả để đầu tư vào bản thân, thỏa mãn các sở thích cá nhân như du lịch,…nâng cao mức sống.
Cách quản lý tài chính cá nhân được người thành công áp dụng
Quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20
- 50% Chi tiêu thiết yếu, bắt buộc: Gồm các chi phí cơ bản phải trả định kỳ như tiền thuê nhà, học phí, điện nước, tiền xăng, ăn uống,…Đôi với khoản chi cố định này, bạn có thể xác định số tiền dựa trên hóa đơn, lịch sử chi tiêu các tháng trước.
- 30% Chi phí linh hoạt: Bao gồm các chi phí như mua sắm, giải trí, chi phí phát sinh khác…Bạn có thể cân nhắc và hạn chế chi phí ở khoản này (tăng khoản dự phòng) nếu có thể. Vì đây không phải nhóm chi tiêu thiết yếu và đôi lúc bạn chỉ mua sắm do cảm tính chứ không thực sự cần thiết.
- 20% Tiền tích lũy: Thiếp lập khoản tiền này giúp bạn phòng tránh các rủi ro tài chính trong tương lai. Để tìm ra con số hợp lí, bạn có thể thử nghiệm bằng cách dành ra khoảng 10-15% thu nhập trong 2 -3 tháng. Và có thể điều chỉnh tăng dần theo khả năng tài chính của bạn. Mục tiêu chung là giảm bớt chi phí ở nhóm linh hoạt và tăng số tiền tích lũy lên.
Quản lý tài chính cá nhân theo phương pháp 50/30/20 (Nguồn: Internet)
Cách quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
- Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập): Số tiền này chiếm phần trăm lớn nhất, nhằm cung cấp chi phí cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, đáp ứng những nhu cầu không thể thiếu như ăn uống, tiền nhà, hóa đơn điện nước,… Nếu bạn đang sử dụng hơn 55% thu nhập cho khoản này, bạn cần cân chỉnh để cắt giảm cho phù hợp.
- Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập): Khoản tiền này phục vụ cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn cho cuộc sống như mua nhà, mua xe, cưới sinh, kinh doanh,… Bí quyết là sau khi nhận được thu nhập bạn nên trích tiền ngay vào khoản này, hoặc mở sổ gửi tiết kiệm, nuôi heo đất để tránh trường hợp tiêu vào số tiền này.
- Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập): Nâng cao giá trị bản thân cũng là một cách nâng cao thu nhập của bạn. Do đó, bạn cần trích 10% thu nhập vào khoản này để tham gia các khóa học chứng chỉ, kỹ năng, workshop,…để trau dồi kiến thức chuyên môn cho bản thân, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc.
- Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập): Đây được xem như khoản thưởng cho bản thân bạn sau khi đã nổ lực làm việc và tiết kiệm, đồng thời cũng giúp bạn có tinh thần thoải mái, thêm động lực để cố gắng. Hãy dùng khoản tiền này để mua những thứ bạn đã thích, đi du lịch, chăm sóc bản thân,…
- Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập): Bạn sẽ dùng khoản tiền này để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh,… sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động, giúp bản thân đạt được mục tiêu tự do tài chính. Và quan trọng, bạn không được tiêu khoản tiền này, mà cần để chúng tiếp tục sinh lời, tái đầu tư. Khoản tiền này sẽ giúp bạn đề phòng mất việc hay rủi ro tài chính trong tương lai.
- Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập): Quỹ này sẽ dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè. Tùy thuộc vào mức độ thu-chi mà bạn có thể giảm số tiền ở quỹ này xuống, tuy nhiên hạn chế cắt giảm hoàn toàn khoản này, vì trong cuộc sống luôn cần sự sẻ chia.