Hiểu về duy tâm và duy vật

Hiểu về duy tâm và duy vật 

Phân tích chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
trong triết học. Sự đối lập của
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học… và nó hòa hợp với nhau như thế nào. 

Mục lục bài viết 1. Mở đầu vấn đề 2. Sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm trong triết học 3. Phân tích chủ nghĩa duy vật trong triết học
4. Phân tích chủ nghĩa duy tâm trong triết học 5. Kết thúc vấn đề

Hiểu về duy tâm và duy vật
1. Mở đầu vấn đề Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất của con
người về thế giới; về tự nhiên xã hội và tư duy; về vị trí, vai trò của con
người trong thế giới đó. Theo Ph. Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết
học, đặc biệt là triết học hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại”.
Tóm tắt: đó là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Nội dung chính
của vấn đề này là phải trả lời 2 câu hỏi lớn: thứ nhất, giữa vật chất và ý
thức: cái nào có trước, cái nào có sau? cái nào quyết định cái nào? cái gì là
bản chất của mọi tồn tại trong thế giới? (vật chất hay ý thức?); và thứ hai,
con người có khả năng nhận thức được (hiểu được) thế giới đúng như nó tồn tại
hay không? Trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại từ thời cổ đại đến
nay đã có những lời giải đáp khác nhau và đối lập nhau đối với hai câu hỏi đó.
Đây là xuất phát điểm của sự khác biệt và đối lập giữa các trường phái triết
học lớn trong lịch sử: chủ nghĩa nhất nguyên (bao gồm: chủ nghĩa duy vật, chủ
nghĩa duy tâm) và chủ nghĩa nhị nguyên; thuyết có thể biết, thuyết không thể
biết và thuyết hoài nghi.

Chia sẽ những nụ cười cho người cùng hạnh phúc. Nhanh chia sẽ để mang lại nhiều niềm vui hơn.
Cảm ơn đã đọc rất vui khi các bạn chia sẽ bài viết cho mọi người xem

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *