Bài học về những thói quen lập lại
…
1. Đừng e ngại khi ta khởi đầu muộn
Điều đầu tiên liên quan tới thói quen mà bạn phải gạt bỏ đó chính là sự e ngại khi khởi đầu muộn. Bạn không việc gì phải cảm thấy e ngại cho dù bạn hình thành thói quen khi nào. Nếu bạn muốn tạo thói quen tập thể dục hay bất cứ thói quen nào khác, hãy gạt bỏ sự e ngại đó ngay cả khi bạn bắt đầu nó vào nửa sau cuộc đời.
2. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ
Nếu bạn đang theo đuổi một thói quen đặc biệt, vậy thay vì cố tạo ra một sự thay đổi toàn diện trong cuộc sống của bạn, cách khôn ngoan nhất là bắt đầu từ những thay đổi nhỏ. Nếu bạn muốn hình thành thói quen tập thể dục, bạn nên đi bộ quanh nhà, đi dạo và dần biến nó trở thành thói quen.
3. Những thay đổi nhỏ sẽ dễ dàng được duy trì
Ngoài việc bắt đầu dễ dàng hơn, những thay đổi nhỏ cũng giúp trong việc duy trì và bảo đảm tính liên tục. Khi bạn làm từng chút một, nó sẽ khuyến khích bạn để bạn tiến về phía trước.
4. Dần thêm vào những thay đổi lớn
Khi đột ngột có sự thay đổi lớn trong cuộc đời, bạn không thể đối phó với nó trong một khoảng thời gian dài, và kết quả là bạn bỏ cuộc. Mặt khác, khi các thay đổi dần tăng lên, sự kết hợp những thay đổi nhỏ sẽ tạo ra một hiệu ứng tổng thể, gây ra một sự thay đổi lớn trong cuộc đời bạn, và nó tạo thành thói quen.
5. Xây dựng lòng tin vào chính mình
Thói quen là một thứ gì đó ban đầu không có trong lề thói hàng ngày của bạn, nhưng với sự kiên định, bạn đã thành công và biến nó thành một phần lệ thường. Sự xuất sắc và đều đặn này chỉ có thể đạt được nếu bạn tin rằng bạn có đủ yếu tố để hình thành thói quen này. Vì vậy khi theo đuổi hay làm bất cứ điều gì trong cuộc sống, hãy xây dựng lòng tin vào chính mình và suy nghĩ một cách tích cực.
6. Năng lượng và giấc ngủ rất quan trọng
Dù bạn muốn hình thành loại thói quen nào, nó cũng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới giấc ngủ và mức năng lượng của bạn. Do đó, để tạo thành thói quen và thích nghi với nó, bạn cần phải đạt được mức năng lượng và giấc ngủ tốt hơn.
7. Đừng đi quá giới hạn
Sự khác nhau giữa thói quen và nỗi ám ảnh chính là mức độ. Vì vậy, đừng quá sức trong việc hình thành thói quen, hãy giữ mức độ vừa phải và biến nó thành một phần của cuộc sống.
8. Cân bằng giữa cảm tính và lý tính
Để biến một điều gì đó thành thói quen, thì bắt buộc cả cảm tính và lý tính của bạn phải chấp nhận nó. Nếu có một sự mâu thuẫn thì không thể hình thành thói quen, nếu bạn gượng ép thì nó cũng không thể kéo dài lâu. Vì vậy hãy cố gắng giữ cân bằng cho cả hai.
9. Sự tận tâm chính là chìa khoá
Hình thành một thói quen đòi hỏi bạn phải tin và theo đuổi nó với sự tận tâm. Vì vậy, nếu có điều gì đó cuốn hút bạn và làm bạn thích thú, hãy bảo đảm rằng bạn có sự tận tâm nếu bạn muốn biến nó trở thành thói quen.
10. Đặt những mục tiêu cao hơn
Bạn trèo lên mái nhà, và sau đó muốn vươn tới bầu trời. Cũng tương tự như vậy, nếu bạn muốn phát triển thói quen chạy một dăm mỗi ngày, bạn cần đặt mục tiêu 2 dặm một ngày, và sau đó vẫn kết thúc với việc chạy 1 dặm một ngày.
11. Làm chủ kỹ năng điều chỉnh thói quen
Bạn nghĩ rằng để hình thành một thói quen, bạn phải phá vỡ các lệ thường. Sau đó bạn suy nghĩ và nhận ra rằng bạn có thể điều chỉnh mọi thứ trong cuộc sống của bạn và bạn có thể làm chủ kỹ năng này.
12. Có động lực lớn
Có nhiều yếu tố sẽ cản trở bạn trong quá trình hình thành thói quen. Vì vậy để vượt qua chúng, hãy chắc chắn rằng bạn có động lực lớn để hoàn thành khoá học.
13. Không có ngoại lệ
Trong quá trình hình thành thói quen, có một sự việc xảy ra và bạn tạo ra một ngoại lệ. Hãy để tôi nói với bạn rằng sẽ không có ngoại lệ nào hết, nếu bạn tạo ra ngoại lệ thì thói quen của bạn sẽ vào ngồi “băng ghế dự bị”. Vì vậy, hãy cam kết sẽ không có bất cứ ngoại lệ nào.
14. Thói quen là một phần thưởng, không phải là công việc
Hầu hết mọi người đều nghĩ thói quen là một công việc, và khi họ đạt được sự nhất quán và đều đặn trong công việc này, họ sẽ có những phần thưởng. Có thể sẽ có những phần thưởng cho những thói quen, nhưng trên thực tế việc hình thành thói quen đã là một phần thưởng rồi.
15. Học cách đối phó với thất bại
Trong quá trình hình thành thói quen, chắc chắn bạn sẽ gặp thất bại tại thời điểm này hay thời điểm khác. Tuy nhiên thái độ và cách bạn ứng phó với thất bại mới là vấn đề. Hãy đối phó với những thất bại với một thái độ tích cực nhé.
16. Nghỉ giải lao
Bạn từ từ thay đổi, và sau những thay đổi đó, bạn nên cho bản thân chút thời gian để nghỉ ngơi. Và trước khi bắt đầu quá trình này, hãy đặt thời gian cho việc nghỉ ngơi và hãy thực hiện chính xác nhé.
17. Hãy đối tốt với bản thân
Đừng làm cho mọi việc trở nên khó khăn với bản thân. Hãy làm một cách chậm rãi, từng bước một. Bằng cách này bạn sẽ không bị quá áp lực, sẽ tạo được cơ hội hình thành thói quen lâu dài một cách nhanh chóng hơn.
18. Làm theo nhóm
Nếu thói quen của bạn có thể thực hiện theo nhóm, thì hãy làm thế đi. Mọi người trong nhóm có thể giúp đỡ lẫn nhau làm quen với các hoạt động, cả nhóm tạo lợi ích cho nhau.
19. Hãy tạo sự vui vẻ
Cách đơn giản nhất để tạo ra thói quen chính là thêm vào đó yếu tố vui vẻ. Khi bạn tạo ra sự vui vẻ, bạn sẽ thấy hứng thú, và khi bạn có hứng thì bạn sẽ tiếp tục làm việc đó.
20. Luôn ghi nhớ mục tiêu cuối cùng
Để đảm bảo rằng bạn biết tại sao bạn phải trải qua việc hình thành thói quen, hãy luôn ghi nhớ mục tiêu cuối cùng như một động lực và nó sẽ cho bạn thấy rõ ràng những gì đang chờ đợi bạn phía trước.